Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

TỶ LỆ TRÍCH CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG 2015



Theo quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam quy định về tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương, mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và các vấn đề liên quan. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 12 năm 2015 và thay thế Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011.

1.      Tỷ lệ các khoản trích BH như sau:

Theo điều 5, điều 14, điều 18 quyết định 959/QĐ-BHXH

Các khoản trích theo lương
Đối với DN
(tính vào chi phí) (%)
Đối với người lao động
(khấu trừ lương) (%)
Tổng Cộng
Bảo hiểm xã hội (BHXH)
18
8
26
Bảo hiểm y tế (BHYT)
3
1.5

4.5
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

1
1
2

Tổng cộng

22
10.5
32.5
Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
2


2


Như vậy : DN phải đóng cho cơ quan BHXH là 32.5% bao gồm BHXH, BHYT, BHTN (Trong đó khấu trừ lương của người lao động là 10.5%)

2.      Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN

Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương tối thiểu vùng, và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
Xem thêm : Lương tối thiểu vùng. http://dayketoanthanhthao.blogspot.com/2015/11/luong-toi-thieu-vung-2015.html
-         Riêng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
-         Trường hợp người lao động có từ 2 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
-         Những người đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%

3.      Một số điểm lưu ý về  BHYT trong năm 2015.

Theo Nghị Định 105/2014/NĐ-CP của Chính Phủ, hướng dẫn một số nội dung của luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Có vài điểm cần lưu ý như sau: 
-         Người lao động (NLĐ) trong thời gian nghỉ thai sản sẽ phải đóng BHYT theo mức 4.5% tiền lương tháng trước khi nghỉ (trước đây không phải đóng BHYT trong thời gian này)
-         NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
-         NLĐ bị tạm giam tạm giữ sẽ đóng BHYT bằng 50% mức đóng bình thường, nếu sau khi có kết luận là không vi phạm pháp luật thì phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh.
-         Thời gian NLĐ làm thủ tục hưởng chế độ thất nghiệp vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT.
-         BHYT sẽ thanh toán 80% chi phí điều trị đối với tai nạn lao động.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét